Chuyển đến nội dung chính

Nhà 600 triệu vừa xây xong, chưa kịp ở đã sập

Một căn nhà ở huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) được xây hết khoảng 600 triệu đồng, vừa hoàn thiện và chủ nhà chưa kịp vào ở đã bị sập.

Theo phản ánh của người dân ở ấp Phú Hòa B, thị trấn Cù Lao Dung (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng), rạng sáng ngày 12/7, một căn nhà xây kiên cố của một hộ dân ở ấp Phú Hòa B (gần khu hành chính huyện Cù Lao Dung) vừa xây xong, khi gia chủ chuẩn bị dọn vào ở thì bất ngờ bị đổ sập, rất may không thiệt hại về người.
Căn nhà nhìn từ mặt trước.
Căn nhà nhìn từ mặt trước.
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Tuốt (63 tuổi, chủ nhân căn nhà) kể lại: “Nhà tôi vốn ở ngoài mé sông (cách căn nhà bị sập khoảng 50m-PV) nên tôi có ý định xây nhà sâu vào trong đất liền. Căn nhà mới này được xây trên đất vốn là bãi bồi, nền đất còn yếu.
Khi xây dựng, tôi dùng tre gai dài khoảng 4-5m để làm cừ, mỗi hố móng đóng 25 cây. Sau khi đổ cột, tôi đã cho đổ sàn bê-tông rồi xây nhà. Xây xong, dự kiến vài ngày nữa sẽ dọn về nhà mới ở, ai ngờ gần sáng ngày 12/7 toàn bộ căn nhà bị đổ sập”.
Theo ông Tuốt, khi vụ sập nhà xảy ra, rất may là đêm đó không có người ngủ trong nhà, chứ nếu không sẽ có thiệt hại về người. Căn nhà này được xây dựng hết khoảng 600 triệu đồng.
Nhà được xây trên đất bãi bồi, nền đất yếu nên được cho là nguyên nhân gây sập.
Nhà được xây trên đất bãi bồi, nền đất yếu nên được cho là nguyên nhân gây sập.
Khi PV hỏi nhà xây dựng có giấy phép hay không, ông Tuốt cho biết: “Nhà tôi xây dựng có xin phép nhưng lỗi do tôi yêu cầu thợ xây theo ý mình chứ không theo thiết kế bản vẽ. Mình không có kinh nghiệm, thợ cũng không biết và không góp ý với mình về xây dựng nên mới xảy ra sự cố này”.

Căn nhà sập hoàn toàn.
Căn nhà sập hoàn toàn.
Theo ông Lê Minh Đương- Phó Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung, ông Tuốt có bản vẽ thiết kế khi xin phép xây dựng nên được UBND huyện cấp phép. Tuy nhiên, khi thực hiện xây dựng thì ông Tuốt lại không làm theo bản vẽ được phê duyệt mà tự ý làm theo ý mình nên xảy ra sự cố.
“Sau khi vụ việc xảy ra, chúng tôi đã chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp cơ quan chức năng lập biên bản ghi nhận vụ việc để có hướng giải quyết”, ông Đương cho hay.
B.D - Báo Dân Trí

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội: Mây đen đang phủ kín bầu trời như trong phim viễn tưởng

Hôm nay 02/08, khi mà người dân Hà Nội còn chưa hết khó chịu vì tình trạng mưa dài, thì vào khoảng 17h trời bất ngờ nổi cơn giông lớn.  Thêm vào đó, do được bao phủ bằng nhiều đám mây chuẩn bị cho một cơn mưa lớn, bầu trời trở nên tối đen, 17h chiều mà ngỡ như nửa đêm. Nếu như ngày bình thường, thì thời điểm này bầu trời vẫn còn sáng rõ thì hôm nay mây đen kéo tới che phủ khắp bầu trời. Ngay thời khắc ấy, nhiều người đã kịp thời ghi lại được những bức hình tuyệt đẹp mà có lẽ nếu nhìn qua sẽ nhầm tưởng là hình ảnh được photoshop. Cùng chiêm ngưỡng những bức hình được đăng tải trên fanpage Beatvn ghi lại vẻ đẹp đầy dữ dội của thiên nhiên. Nguồn: Kênh 14

Biểu tượng Lễ Giáng sinh và ý nghĩa Vòng lá mùa Vọng, cây giáng sinh

  Ngày lễ mừng Thiên Chúa Giáng sinh (lễ Noel) hằng năm là một trong những ngày lễ trọng của người theo Kitô giáo, từ lâu đã trở thành một lễ hội tôn giáo, văn hóa có tính toàn cầu. Vòng lá mùa Vọng Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí - dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Lutheran ở Đức vào năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng, cứ mỗi ngày gần Giáng sinh được đốt thêm một cây nến. Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách sự sống vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday). Hoặc 4 cây nến đỏ

Cách viết ghi chú vào lịch Desktop Calendar

Mặc định trên máy tính đều có ứng dụng lịch nhưng rất hạn chế các tính năng đi kèm. Vì vậy nếu muốn lên lịch hoặc thêm các tính năng khác thì người dùng sẽ tìm tới các phần mềm lịch, hay ứng dụng lịch. Desktop Calendar là phần mềm lịch trên máy tính, hiển thị lịch hàng tháng kèm ngày âm lịch để theo dõi. Bên cạnh đó, phần mềm còn cung cấp thêm thông tin về các ngày lễ trong năm, những ngày kỷ niệm hay lễ hội. Với những ngày lên lịch quan trọng sẽ có thêm phần màu sắc để dễ phân biệt với các ngày còn lại, tránh trường hợp người dùng quên lịch hẹn,… Bài viết dưới đây sẽ hướng bạn đọc cách sử dụng phần mềm lịch Desktop Calendar trên máy tính. Hướng dẫn dùng phần mềm lịch Desktop Calendar Bước 1: Bạn nhấn vào link dưới đây để tải phần mềm Desktop Calendar xuống máy tính và tiến hành cài đặt. http://www.desktopcal.com/vit/ Ở giao diện cài đặt đầu tiên nhấn vào  nút Install . Bước 2: Tiếp đến chúng ta chờ quá trình cài đặt phần mềm hoàn thành. Các giao diện tiếp theo