Chuyển đến nội dung chính

Xưởng làm đầu lân tất bật trước Tết Trung thu


Những đầu lân có họa tiết, trang trí vô cùng cầu kỳ đang được anh Bùi Viết Tưởng (xã Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội) và các thành viên trong gia đình gấp rút hoàn thiện để kịp phục vụ khách hàng dịp Tết Trung thu.



Cứ gần đến rằm Trung thu, gia đình anh Bùi Viết Tưởng (xã Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội) lại tất bật làm đầu lân để phục vụ nhu cầu tăng cao của khách hàng khắp cả nước.


Anh Tường bắt đầu làm đầu lân từ năm 2008. Để hoàn thiện một đầu lân, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ, tỷ mỉ.


Công đoạn đầu tiên là tạo khung đầu lân với nhiều chi tiết phức tạp được làm từ tre, trúc, mây. Khung phải đảm bảo độ lồi lõ nhưng vẫn rõ đường nét để sau khi trang trí vẫn thể hiện được cái hồn của đầu lân.


Nhiều năm đồng hành cùng chồng, chị Nguyễn Thị Mẫn (28 tuổi, vợ anh Tưởng) thấu hiểu sự vất vả của nghề. Chị đảm nhận việc cắt kim sa, vải làm thân, rồi may vảy, quần cho lân, rồng.


"Công việc rất vất vả, làm đầu lân cần phải tỉ mẩn, chính xác. Những công đoạn tiếp nối, nếu làm hỏng công đoạn này thì công đoạn sau lại không làm được. Biết là vất vả nhưng đam mê với nghề nên vợ chồng đều cố gắng theo nghề", chị Mẫn chia sẻ.




Trang trí đầu lân đòi hỏi sự công phu, cắt tỉa từng miếng vải miếng lông cừu để gắn vào.


"Cữ mỗi dịp Trung thu là xưởng làm cả ngày lẫn đêm mới đủ hàng giao cho khách", anh Dương Trọng Quyết (công nhân của xưởng) cho biết.


"Nghề đòi hỏi người làm đầu lân phải có tính kiên trì vì có nhiều công đoạn phức tạp, dễ chán nản", anh Quyết nói thêm.


Đầu lân đẹp không chỉ bởi màu sắc, mà hình thù phải toát lên cái hồn và thần thái riêng. Miệng lân tuy dữ nhưng phải tươi, trọng lượng nhẹ, bền chịu được va đập khi biểu diễn.


Phần lông gắn vào đầu lân và thân được làm từ da cừu, da thỏ để trang trí phối màu sinh động. Giá của đầu lân khá đa dạng, phổ biến từ 2,5 - 5 triệu đồng, tùy theo yêu cầu của khách hàng.


Đầu lân sư rồng được khách hàng ở Hà Nội và nhiều tỉnh khác như Cà Mau, Đắk Lắk, Bình Thuận đặt hàng mua từ sớm. Ngoài ra, sản phẩm còn được bán cho khách hàng ở Autralia, Malaysia, Balan.


Một màn biểu diễn múa lân ở sân đình.

Nguồn: Dân Trí

Xem thêm:
Cần Thơ: Tạm giữ gần 4.000 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc
Chưa tới Trung thu, thương lái đã "ôm" cả vườn bưởi da xanh
Tất tần tật những địa điểm vui Trung thu cực đã cho cả gia đình ở 2 miền

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội: Mây đen đang phủ kín bầu trời như trong phim viễn tưởng

Hôm nay 02/08, khi mà người dân Hà Nội còn chưa hết khó chịu vì tình trạng mưa dài, thì vào khoảng 17h trời bất ngờ nổi cơn giông lớn.  Thêm vào đó, do được bao phủ bằng nhiều đám mây chuẩn bị cho một cơn mưa lớn, bầu trời trở nên tối đen, 17h chiều mà ngỡ như nửa đêm. Nếu như ngày bình thường, thì thời điểm này bầu trời vẫn còn sáng rõ thì hôm nay mây đen kéo tới che phủ khắp bầu trời. Ngay thời khắc ấy, nhiều người đã kịp thời ghi lại được những bức hình tuyệt đẹp mà có lẽ nếu nhìn qua sẽ nhầm tưởng là hình ảnh được photoshop. Cùng chiêm ngưỡng những bức hình được đăng tải trên fanpage Beatvn ghi lại vẻ đẹp đầy dữ dội của thiên nhiên. Nguồn: Kênh 14

Biểu tượng Lễ Giáng sinh và ý nghĩa Vòng lá mùa Vọng, cây giáng sinh

  Ngày lễ mừng Thiên Chúa Giáng sinh (lễ Noel) hằng năm là một trong những ngày lễ trọng của người theo Kitô giáo, từ lâu đã trở thành một lễ hội tôn giáo, văn hóa có tính toàn cầu. Vòng lá mùa Vọng Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí - dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Lutheran ở Đức vào năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng, cứ mỗi ngày gần Giáng sinh được đốt thêm một cây nến. Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách sự sống vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday). Hoặc 4 cây nến đỏ

Cách viết ghi chú vào lịch Desktop Calendar

Mặc định trên máy tính đều có ứng dụng lịch nhưng rất hạn chế các tính năng đi kèm. Vì vậy nếu muốn lên lịch hoặc thêm các tính năng khác thì người dùng sẽ tìm tới các phần mềm lịch, hay ứng dụng lịch. Desktop Calendar là phần mềm lịch trên máy tính, hiển thị lịch hàng tháng kèm ngày âm lịch để theo dõi. Bên cạnh đó, phần mềm còn cung cấp thêm thông tin về các ngày lễ trong năm, những ngày kỷ niệm hay lễ hội. Với những ngày lên lịch quan trọng sẽ có thêm phần màu sắc để dễ phân biệt với các ngày còn lại, tránh trường hợp người dùng quên lịch hẹn,… Bài viết dưới đây sẽ hướng bạn đọc cách sử dụng phần mềm lịch Desktop Calendar trên máy tính. Hướng dẫn dùng phần mềm lịch Desktop Calendar Bước 1: Bạn nhấn vào link dưới đây để tải phần mềm Desktop Calendar xuống máy tính và tiến hành cài đặt. http://www.desktopcal.com/vit/ Ở giao diện cài đặt đầu tiên nhấn vào  nút Install . Bước 2: Tiếp đến chúng ta chờ quá trình cài đặt phần mềm hoàn thành. Các giao diện tiếp theo